Logic là gì? Cách thể hiện tư duy logic thông minh trước nhà tuyển dụng

Logic là gì? Làm thế nào để phát triển tư duy logic hiệu quả hơn, luôn là vấn đề được nhiều người trẻ quan tâm. Đặc biệt với những bạn ứng viên xin việc vào các công ty, doanh nghiệp tầm cỡ cần phải trau dồi kỹ năng để phát triển tư duy logic nhiều hơn. Bởi vì, hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều đánh giá cao những ứng viên sở hữu khả năng sáng tạo tốt, và tư duy logic thông minh xử lý vấn đề nhạy bén hơn. Rèn luyện tính logic cũng là cách giúp bạn nâng cao yếu tố cạnh tranh so với những ứng viên còn lại.

Từ cấp học phổ thông, chúng ta đã được làm quen với từ logic rất nhiều lần. Tuy nhiên, khái niệm Logic là gì, vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quen thuộc nhưng vẫn là điều được nhiều người đặt dấu chấm hỏi, vì ý nghĩa thật sự của nó là gì?

Định nghĩa logic là logic?

Logic là một từ ngữ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ. Trong ngôn ngữ của Châu Âu, logic được hiểu về ý nghĩa là sự suy luận, lập luận mang tính lý trí của con người về một sự vật hay sự việc nào đó. Để hiểu một cách đơn giản hơn về khái niệm logic là gì? Chúng ta có thể dựa vào trường hợp cụ thể, ví dụ như khi chúng ta công nhận lập luận của một ai đó mang tính logic.

Điều đó, đồng nghĩa với việc chúng ta thừa nhận rằng, người này có cách giải thích thỏa mãn được thắc mắc của người nghe. Sự lập luận của họ mang tính logic cao, vì họ giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự việc. Có dẫn chứng thuyết phục cao, những thông tin trình bày có sự liên kết với nhau, để thuyết phục người nghe. Đó chính là sự logic mà chúng ta thường hay nhắc đến.

Tư duy logic là gì?

Hầu như chúng ta nhắc đến tính logic trong quá trình xử lý vấn đề. Tuy nhiên, lại ít khi đề cập đến tư duy logic đóng vai trò quan trọng như thế nào? Mặc dù chúng ta đối mặt với vô số tình huống cần sử dụng đến tư duy logic nhiều hơn. Sự vận động về mặt trí não và phân tích những tình huống diễn ra có suôn sẻ hay không, điều cần đến tư duy logic.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu tư duy logic là một cách giải quyết vấn đề, bằng cách đưa ra những suy luận có lập luận cụ thể để dẫn đến kết luận. Như vậy, nếu suy nghĩ mang tính logic cao thì kết luận của vấn đề sẽ không thể sai. Vì tiền cơ sở tiền đề dẫn đến kết luận được phân tích từ tư duy logic có lập luận chắc chắn, mang tính chính xác cao.

Sự hình thành của tư duy logic

Tư duy logic là khả năng thiên bẩm hay cần phải rèn luyện mới có được? Về bản chất, con người khi sinh ra đã có được tư duy nhận thức nhất định. Tư duy chính là một trong yếu tố giúp con người tách biệt khỏi thế giới động vật nguyên thủy. Con người có tư duy sẽ hành động dựa trên tính tự giác nhận thức, suy nghĩ mang tính logic hơn. Động vật chỉ hành động dựa vào bản năng vì chúng không có được tư duy như chúng ta.

Tư duy nhận thức là yếu tố thiên bẩm của con người. Trong quá trình phát triển xã hội, tư duy đó ngày càng được nâng cấp hơn. Để tồn tại và không bị đào thải bởi môi trường khắc nghiệt, con người luôn phải để bộ não vận động và học hỏi không ngừng để nâng cao tư duy tiến bộ hơn.

Vì vậy, cho đến hiện nay chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của tư duy logic với cuộc sống con người. Trong bất kỳ công việc nào cũng cần có yếu tố tư duy hỗ trợ. Từ khâu lên kế hoạch cho đến thực hiện công việc. Nhận thức, đánh giá kết quả và đưa ra những biện pháp khắc phục cải thiện chất lượng sống được tốt hơn. Muốn rèn luyện tư duy logic tốt, chúng ta cần phải tập trung những điều sau đây: Tiếp thu thông tin có chọn lọc, phát triển suy nghĩ xoay quanh vấn đề để đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Từ đó đưa ra những nhận định để giải quyết vấn đề đó.

Làm thế nào để bạn thể hiện được khả năng tư duy logic với nhà tuyển dụng?

Dù công ty nhỏ hay lớn, tất cả đơn vị tuyển dụng đều có cách đánh giá năng lực ứng viên giống nhau. Trong đó, yếu tố về năng lực tư duy logic luôn là điểm cộng mang nhiều lợi thế cho ứng viên. Nói về tư duy logic phạm trù rất rộng, vậy nhà tuyển dụng dựa vào đâu để đánh giá được tư duy logic của một ứng viên?

Thông thường, để đánh giá chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi chuyên ngành để bạn trả lời. Với năng lực tư duy logic, họ sẽ đưa ra những tình huống cụ thể để ứng viên tìm cách giải quyết. Ví dụ họ sẽ đặt ra câu hỏi như: “Làm thế nào để xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội của nhãn hàng vừa ra mắt đã gặp phải những đánh giá tiêu cực? “Cách bạn tiến hành dự án để khắc phục những sai lầm sau khi xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?” Sẽ có rất nhiều tình huống mang tính gợi mở khác nhau, với ứng viên có tư duy logic tốt họ sẽ có câu trả lời mang tính thuyết phục nhất.

Với những câu hỏi tình huống như thế này, tốt nhất bạn nên phác thảo cho mình những bước làm cần thiết trong đầu để giải quyết nó. Đi từ điểm xảy ra mấu chốt vấn đề, tìm nút thắt và giải quyết nó. Từ những quy trình phác thảo trong đầu để diễn giải thông qua lời nói thuyết phục nhà tuyển dụng. Lưu ý với những câu hỏi đòi hỏi tính tư duy logic cao, bạn nên đưa ra những ví dụ minh họa về một tình huống tương tự từng xử lý trước đây.

Như vậy, lập luận của bạn sẽ có cơ sở thực tế và tính thực tiễn cao hơn là những suy nghĩ dựa trên lý thuyết sách vở. Đừng quên cung cấp thêm những số liệu sau khi giải quyết vấn đề, hay tự bạn nghiên cứu và phân tích. Như vậy bạn sẽ dễ dàng chứng minh kết quả hành động đạt được nhờ vào việc vận dụng tư duy logic trong quá trình lập kế hoạch làm việc của mình. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng không thể xoáy sâu vào câu hỏi làm khó bạn nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn mạnh tư duy logic bản thân thông qua CV xin việc. Tập trung vào nội dung mô tả những công việc cần làm để nhà tuyển dụng nắm rõ. Hạn chế ghi những thông tin mô tả kinh nghiệm làm việc như:

Thu thập phản hồi khách hàng, bạn có thể viết là Phân tích dữ liệu và phân tích phản hồi khách hàng về sản phẩm. Đưa ra những tiêu chí mang tính hiệu suất và đề cao kỹ năng, sẽ tạo được nhiều lợi thế hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng đề cao cách làm việc cần có tư duy logic của ứng viên.

Logic là gì? Tư duy logic là gì? Vai trò thực tiễn của tính logic trong công việc, cuộc sống đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng đã được chúng tôi trình bày trong nội dung bài viết. Một lần nữa xin nhắc lại với bạn, nhà tuyển dụng luôn đề cao tính logic trong cách xử lý công việc ứng viên. Vì nó là một trong những tố chất thiết yếu giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn trong tương lai. Phát triển tư duy logic là phát triển kiến thức, phát triển não bộ và học cách giải quyết vấn đề chủ động và hiệu quả hơn. Cho nên hãy học cách nâng cao tư duy logic ngay bây giờ bạn nhé!