Tháng: Tháng Hai 2020

Undergraduate và graduate là gì? Sự khác biệt giữa undergraduate và graduate như thế nào?

Undergraduate và graduate là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay đặc biệt là những ai đang có ý định du học tại nước ngoài. Nếu bạn cũng đang nằm trong đối tượng đó thì bài viết này chắc chắn sẽ giúp ít được cho bạn đấy.

Là một sinh viên quốc tế, bạn đang tìm kiếm một chương trình đào tạo cử nhân hoặc chương trình đào tạo sau đại học phù hợp nhất để theo học là điều rất cần thiết cho việc học tập trong tương lai của mình. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng tìm kiếm được một đơn vị đào tạo đáp ứng được các yêu cầu về chương trình học bạn đề ra, thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ undergraduate và graduate là gì nhé!

Undergraduate và gradutae là gì?

Undergraduate (tạm dịch từ tiếng Anh có nghĩa là cử nhân đại học), chương trình đào tạo dành cho những học sinh cấp 3 thi đậu kỳ thi tuyển sinh đại học và đăng ký theo học tại các trường đại học theo nguyện vọng mong muốn với số điểm đáp ứng đủ tiêu chuẩn điểm thi của trường đại học đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể xét tuyển vào các truyền đại học mà không cần trải qua kỳ thi tuyển sinh, với điều kiện xét điểm học bạ và chuyên ngành bạn ứng tuyển cho phép xét tuyển không cần thi.

Graduate (tạm dịch từ tiếng Anh có nghĩa là tốt nghiệp), tức có nghĩa là chương trình đào tạo sau đại học dành cho những đối tượng đã tốt nghiệp đại học đang có nhu cầu mong muốn được học lên tiếp các bậc thạc sĩ, tiến sĩ…Việc đăng ký học chương trình đào tạo sau đại học nhằm mục đích đào tạo đội ngũ kế thừa có chuyên môn và trình độ cao để giảng dạy, phục vụ cho nhân dân, nghiên cứu các công trình khoa học. Hơn hết việc học chương trình sau đại học còn giúp bạn nâng cao kiến thức, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn vững vàng, nâng cao hiểu biết nhiều hơn.

Sự khác nhau giữa chương trình đào tạo cử nhân đại học và sau đại học là gì?

Chắc chắn giữa hai chương trình đào tạo này sẽ có những điểm khác biệt rõ rệt, trọng tâm là thông qua một số điểm chính như sau:

Thứ nhất: Về chương trình đạo cử nhân, nội dung giảng dạy bao gồm những kiến thức manng tính tổng quát, đại cương rất nhiều với những học phần tương tự nhau, sinh viên có thể học được những nội dung chính tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức giúp sinh viên đủ hiểu chứ không đào sâu kiến thức bên trong. Trong khi đó, chương trình sau đại học lại tập trung rất nhiều về những kiến thức đã được giảng dạy khi học đại học nhưng ở một góc nhìn sâu sắc hơn về vấn đề, không chỉ phân tích nội dung theo nhiều phương diện mà còn mang tính ứng dụng nhiều hơn.

Thứ hai: Ở bậc đại học sinh viên đa phần sẽ làm việc theo hình thức nhóm nhiều hơn là làm việc độc lập, mỗi cá nhân trong một nhóm sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành một công việc và tổng hợp thành một báo cáo hoàn chỉnh để nộp vào cuối kỳ. Tinh thần làm việc và thái độ làm việc cũng sẽ thoải mái hơn rất nhiều, còn ở bậc sau đại học hay còn gọi là cao học sinh viên sẽ làm việc cá nhân nhiều hơn là làm việc nhóm. Trong đó, thường mỗi sinh viên sẽ có thời gian học tập và trao đổi các vấn đề liên quan đến nội dung bài học với các giáo sư hướng dẫn riêng.

Thứ ba: Sinh viên khi học đại học sẽ thi những kiến thức được học theo từng môn khác nhau, kể cả khi làm luận văn tốt nghiệp cũng có thể chọn một đề tài thế mạnh để nghiên cứu hoặc sinh viên cũng có thể học môn thay thế. Tuy nhiên, sinh viên học chương trình sau đại học thì gánh nặng nhiều hơn, họ không chỉ tham gia học trên lớp mà nội dung học chủ yếu nghiêng về khâu thực hành, nghiên cứu thực tế. Kể cả khi làm bài luận cuối kỳ thì nội dung của bài luận không chỉ gói gọn trong một chuyên đề, hay môn học nào đó mà sẽ mang tính tổng quát rất nhiều.

Thứ tư: Sinh viên khi học đại học có thể chuyển trường hay chuyển ngành dễ dàng nhưng việc này đối với sinh viên học chương trình sau đại học là không hề dễ dàng tý nào. Bởi vì, nội dung chương trình học sau đại học mang tính chuyên môn rất cao, việc thay đổi ngành học hay trường học sẽ ảnh hưởng lớn đến nội dung mà họ đã học, đặc biệt những ngành học về tâm lý, xã hội, khoa học thì giữa trường này và trường khác sẽ có những nội dung không giống nhau hoàn toàn.

Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cập nhật trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để phân biệt giữa hai chương trình đào tạo cử nhân đại học và sau đại học là như thế nào. Qua đó giúp bạn trả lời được câu hỏi “undergraduate và graduate là gì” và cũng chúc bạn sớm lựa chọn được đơn vị đào tạo phù hợp để theo học hai chương trình này nhé!

Học tại chức là gì? Ưu điểm và nhược điểm của học tại chức là gì?

Chúng ta thường nghe nói nhiều về cách hình thức đào tạo như đại học, cao đẳng, trung cấp…Tuy nhiên, khi nói về việc học tại chức nhiều người vẫn cảm thấy khá mơ hồ và không biết nó là hình thức đào tạo như thế nào, dành cho đối tượng nào cụ thể. Vậy bạn đã biết học tại chức là gì hay chưa?

Việc lựa chọn một hình thức đào tạo phù hợp để giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiếp thu được lượng kiến thức để ứng dụng vào công việc sau này là điều rất cần thiết. Trong đó, việc học tại chức hiện nay đang được nhiều người lựa chọn để theo học. Vậy học tại chức có ưu điểm như thế nào mà được nhiều người đăng ký học đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Học tại chức là gì?

Thứ nhất, việc học tại chức cũng là một chương trình đào tạo có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy được đào tạo từ các trường đại học trên khắp cả nước về hình thức đào tạo lẫn loại hình đào tạo.

Thứ hai, học tại chức là hình thức đào tạo vừa học vừa làm dành cho những đối tượng đã đi làm muốn nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của mình hoặc bồi dưỡng thêm năng lực chuyên môn, cải thiện năng lực làm việc.

Thứ ba, việc học tại chức vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp người học chủ động trong việc học tập và làm việc nhưng song song đó vẫn mang đến cho họ những kiến thức cần thiết và đồng thời mang lại một tấm bằng tại chức có giá trị khi xin việc về sau.

Hiện nay, tấm bằng đại học tại chức ngày càng có giá trị và được công nhận với bằng đại học chính quy. Các cơ quan, công ty đều đánh giá rất cao những ứng viên có bằng học tại chức, bởi sự kiên trì và cố gắng trong quá trình vừa học vừa làm của họ. Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng việc học tại chức tốn nhiều thời gian lại không được công nhận khi xin việc. Tuy nhiên, hiện nay các công ty đều đánh giá ứng viên dựa vào năng lực và kỹ năng nhiều hơn là hình thức đào tạo, nên nếu bạn đang có ý định học tại chức thì hoàn toàn yên tâm về giá trị bằng cấp cũng như cơ hội xin việc sau này bạn nhé!

Ưu điểm của học tại chức là gì?

Nhiều người cho rằng, tốt nhất nên lựa chọn hình thức đào tạo được nhiều người lựa chọn là đại học để bằng cấp được công nhận hơn. Tuy nhiên, khi hoàn thành chương trình đào tạo và ra trường xin việc thì người học tại chức lại dễ dàng kiếm được việc làm hơn. Bởi vì, họ vừa có thời gian trải nghiệm công việc thực tế vừa có ý chí phấn đấu trong việc học tập, đó chính là yếu tố mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm kiếm ở các ứng viên.

Chất lượng chuyên môn khi học tại chức sẽ không hề thua kém với việc học đại học chính quy. Những gì mà sinh viên được đào tạo tại trường đại học, thì người học tại chức cũng sẽ được học đầy đủ lại có thời gian hoạt động xã hội bên ngoài nhiều hơn.

Chất lượng giảng dạy đảm bảo, kiến thức chuẩn lại không mang quá nhiều áp lực như việc học đại học chính quy giúp người học tại chức có thể chủ động trong việc học tập và linh hoạt hơn khi ứng tuyển xin việc tại các công ty lớn với những kinh nghiệm sẵn có khi vừa học vừa làm.

Thời gian đào tạo có thể rút ngắn hơn so với việc học đại học chính quy tốn mất 4 năm. Trong khi đó, nếu bạn học tại chức bạn có thể tiết kiệm được thời gian mà vẫn đảm bảo được kiến thức cũng như giá trị bằng cấp và cơ hội việc làm rộng mở hơn rất nhiều đấy.

Nhược điểm việc học tại chức là gì?

So với những ưu điểm vượt trội thì bên cạnh đó việc học tại chức mang lại nhiều bất cập. Trong đó, chính là bất cập về đầu vào sinh viên học tại chức, bởi vì nhiều bạn không cố gắng, ý thức kém không đỗ vào đại học chính quy nên chọn hình thức học tại chức. Điều đó khiến việc tuyển sinh đầu vào không đạt chất lượng cao, đây cũng là nỗi lo lớn của Ngành Giáo Dục.

Chất lượng giảng viên giảng dạy do tuyển để đáp ứng đủ số lượng nên dẫn đến việc năng lực đào tạo chuyên môn chưa thật sự đạt chất lượng cao.

Tại một số trường học không quan tâm nhiều đến những sinh viên học tại chức dẫn đến tình trạng quản lý không chặt chẽ, chương trình học có thể bị cắt xén để đẩy nhanh thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên không đủ cố gắng trong học tập cho rằng việc học tại chức là do bản thân yếu kém không đủ năng lực, mặc cảm về việc học hoặc bỏ học giữa chừng để tập trung vào việc đi làm là chính.

Học tại chức là một hình đào tạo rất cần hiệu quả cho những ai muốn đáp ứng yếu tố vừa học vừa làm để có thêm trải nghiệm và thu nhập để đầu tư vào việc học tập tốt hơn. Tuy nhiên, việc học tại chức cần phải có sự cố gắng và tinh thần quyết tâm rất lớn để không bỏ cuộc giữa chừng. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn đã có được câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “học tại chức là gì?” rồi nhé!

Chúc bạn sớm lựa chọn được một chương trình học tập phù hợp sớm nhất!

Net sales là gì? Net sale ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp

Đối với những ai mới bắt đầu làm kinh doanh, việc làm quen với những khái niệm chuyên ngành trong doanh nghiệp không phải là một chuyện dễ dàng. Một trong những khái niệm đầu tiên mà bạn cần phải biết khi đứng ra quản lý doanh nghiệp đó chính là net sales là gì?

Net sales là gì? Lợi nhuần thuần cho doanh nghiệp là gì? Doanh thu của doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào? Đó chính là các câu hỏi mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Để có thể điều hành doanh nghiệp thật tốt, việc đầu tiên là bạn phải hiểu rõ những khái niệm cơ bản này cũng như tính chất của chúng. Vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem net sales là gì nhé!

Net sales là gì?

Net sales là một thuật ngữ liên quan đến ngành kinh tế có thể được hiểu là doanh thu ròng, doanh số ròng, doanh thu thuần, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ việc hoạt động kinh tế trong thời gian nhất định mang lại.

Trong đó, doanh thu ròng có thể hiểu một cách đơn giản nhất là số tiền mà doanh nghiệp thu về được sau khi trừ tất cả các chi phí đầu tư, phí phát sinh khác. Nếu doanh thu cuối cùng được tính ra bằng không, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, không mang về lợi nhuận khả quan. Còn nếu, khi bạn trừ tất cả các chi phí phụ khác số lợi nhuận ròng thu được là một số âm chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang có vấn đề về lớn, bạn cần phải thay đổi hướng phát triển để doanh nghiệp không bị thua lỗ nâng như thế và hơn hết là để vực dậy công ty trước tình trạng phá sản.

Net sales cũng có thể sử dụng trong chi tiêu cá nhân, để bạn có thể quản lý vấn đề liên quan đến chi tiêu của mình được tốt hơn. Nếu sau khi trừ tất cả các khoản chi cần thiết cho cuộc sống, số tiền còn lại mà bạn tích lũy được sẽ được xem là net sales cho bạn. Nhờ vào đó, mà bạn có thể điều chỉnh lại cách chi tiêu để tiết kiệm được nhiều khoản lời hơn cho cuộc sống. Net sales được sử dụng như một từ đồng nghĩa với Revenue khi tính khoản thu nhập ròng trong một tháng của bạn.

Cách tính net sales cho doanh nghiệp là gì?

Cách tính net sales cũng rất đơn giản không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, cách tính này thường áp dụng để giúp doanh nghiệp thu về doanh thu ròng theo từng tháng, từng quý, từng năm như sau:

Doanh thu ròng = (Tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu về từ tất cả các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp hiện có) – (tổng chi phí đầu tư, chi phí phát sinh dự án, duy trì hoạt động công ty)

Ý nghĩa của net sales với doanh nghiệp là gì?

Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp, số lợi nhuận ròng thu được sẽ phản ánh được mức thu nhập mà những thành viên trong nội bộ đầu tư của doanh nghiệp nhận được là bao nhiêu. Qua đó, nó cũng góp phần đánh giá được sự phát triển của công ty hay không? Với những doanh nghiệp cổ phần thì việc căn cứ vào lợi nhuận ròng để các cổ đông khác quyết định có nên thay thế người điều hành hay không?

Thứ hai, lợi nhuận ròng còn giúp ích cho việc nghiên cứu, đầu tư của các doanh nghiệp khác. Để đánh giá doanh nghiệp đó hoạt động có tốt hay không, có sự tăng trưởng đều đặn hay không, nhà đầu tư sẽ căn cứ vào chỉ số lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được, trước khi bỏ vốn vào doanh nghiệp.

Thứ ba, lợi nhuận ròng giúp doanh nghiệp dễ dành vay vốn hơn. Trước khi cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư kinh doanh, các ngân hàng phải kiểm tra và đánh giá mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được có đảm bảo đủ điều kiện để vay tiền hay không? Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng ổn định, ngân hàng sẽ thấy an tâm hơn rất nhiều.

Qua bài viết này, bạn có thể đã hiểu rõ hơn về net sales là gì? Hy vọng rằng, khi bạn bắt đầu điều hành một doanh nghiệp những kiến thức này sẽ giúp ích cho công việc của bạn được tốt hơn. Mọi người hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!