EPE là gì? Những ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất ở Việt Nam

EPE là gì? Rất nhiều những hình thức kinh doanh mới được xuất hiện trong những năm gần đây tại Việt Nam. Do ảnh hưởng điều kiện kinh tế thế giới, sự phát triển của những loại hình và phương pháp kinh doanh theo dòng thị trường đã tạo ra những hình thức kinh doanh đa dạng hơn. Điều đó minh chứng cho sự phát triển của kinh tế nước ta ngày càng quy mô hơn.

Trong đó phải nhắc đến hình thức kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất.Vậy EPE là gì? Nó có liên quan gì đến doanh nghiệp chế xuất hiện nay? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời đó thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

EPE là gì?

EPE là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Enterprise Processing Export. Nó được hiểu với nghĩa là doanh nghiệp chế xuất, một hình thức kinh doanh được hình thành tại Việt Nam trong thời gian nước ta bắt đầu mở cửa hợp tác thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên kinh chuyên sản xuất những hàng hóa khác nhau, nhằm mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất cũng chịu trách nhiệm thực hiện những dịch vụ xuất nhập khẩu cho hành hóa kinh doanh. Những hoạt động này phải đảm bảo được tuân thủ theo đúng với quy định đề ra của pháp luật Nhà Nước quy định dành cho doanh nghiệp chế xuất.

Ưu điểm của doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất sẽ nhận được những ưu thế nhất định trong kinh doanh. Đầu tiên chính là miễn thuế xuất nhập khẩu và được nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh hàng hóa trong khu chế xuất để xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được nhiều ưu đãi về thuế, dành cho những trường hợp khuyến khích. Trong đó có thể nhắc đến là hình thức khuyến khích đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam.

Điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp EPE là gì?

Khác với những doanh nghiệp phổ biến hiện nay trên thị trường, doanh nghiệp chế xuất cần có điều kiện thành lập khó khăn và phức tạp hơn:

Thứ nhất: Để thành lập được doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp cần đảm bảo ngành nghề kinh doanh của mình không thuộc nhóm ngành bị cấm ở Việt Nam.

Thứ hai: Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp với số vốn nước ngoài 100%, phải cần có mẫu giấy chứng nhận đầu tư theo đúng pháp luật quy định. Kèm theo đó là những chứng từ văn bản đầu tư dự án và hợp tác đầu tư.

Thứ ba: Chủ doanh nghiệp chế xuất là người Việt Nam cần phải chuẩn bị giấy phép kinh doanh theo mẫu. Những thông tin điền trong giấy phải đảm bảo tính chân thật, chính xác và không được phép ghi sai sự thật.

Thứ tư: Doanh nghiệp chế xuất muốn thành lập cần phải chuẩn bị văn bản dự thảo về điều lệ dành cho doanh nghiệp chế xuất. Văn bản này phải được sự đồng ý của các cổ đông đồng sáng lập doanh nghiệp thông qua và có ký nhận chứng thực.

Thứ năm: Doanh nghiệp chế xuất chuẩn bị danh sách thành viên, cổ đông sáng lập công ty. Bao gồm những loại giấy tờ như chứng minh thư, hộ chiếu và giấy chứng nhận thân phân cho các chức vụ như Giám đốc, Tổng giám đốc và cả những thành viên cũng như cổ đông sáng lập doanh nghiệp cần được công khai.

Thứ sáu: Bạn không nên bỏ qua việc chuẩn bị các chứng từ và văn bản liên quan đến vốn điều lệ và tỷ lệ nguồn vốn. Những chứng từ này cần thông qua hội đồng quản trị và cổ đông công ty mới xem là hợp lệ. Trường hợp Nhà Nước đầu tư bạn cần phải thêm vào báo cáo năng lực tài chính của doanh nghiệp. Yêu cầu báo cáo phải tự chuẩn bị và đáp ứng yêu cầu cao về tính trung thực.

Quy định thuế suất dành cho doanh nghiệp EPE là gì?

Hầu hết những mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải chịu một loại thuế nhất định. Trừ những hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ được phép sử dụng trong khu vực phi thuế quan này. Hàng hóa từ khu phi thuế quan này sẽ được chuyển sang khu vực phi thuế quan khác nên không cần thu thuế.

Với những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, có cơ sở sản xuất hàng hóa tại Việt Nam sẽ có quyền sở hữu hoặc sử dụng máy móc tại những cơ sở sản xuất. Những cơ sở này phải đảm bảo phù hợp với nguyên liệu, vật tư cũng như linh kiện sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp thông tin đến cơ sở sản xuất theo quy định từ cục Hải Quan đúng pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam, có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Nhưng cơ sở sản xuất này phải phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan.

Những quy định bắt buộc áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất

Hầu hết các hoạt động doanh nghiệp chế xuất cần tuân thủ quy định đơn vị hải quan riêng. Phân khu doanh nghiệp chế xuất trong khuôn viên doanh nghiệp. Đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ và bảo vệ, tường rào che chắn.

Doanh nghiệp chế xuất đảm bảo vấn đề về nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho thị trường trong nước.

Hải quan xuất nhập khẩu có quyền kiểm tra việc nhập khẩu doanh nghiệp chế xuất. Trong đó, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam được gọi là quan hệ xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quyền bán sản phẩm cho những doanh nghiệp khác theo hình thức thanh lý theo đúng quy định.

Doanh nghiệp chế xuất không cần khai báo cho những cơ quan hải quan về số tiền ngoại hối của doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam và ngược lại.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được quyền hoạt động tại Việt Nam, cần phải có sổ kế toán hạch toán doanh thu cụ thể. Có khu vực bố trí riêng để thực hiện lưu trữ hàng hóa và thành lập chi nhánh nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện kinh doanh cho thị trường nội địa.

Như vậy, chúng tôi đã trình bày xong những thông tin liên quan đến doanh nghiệp chế xuất. Cũng như hoàn tất công việc phân tích giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ kinh doanh EPE là gì? Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề kinh doanh hiện nay tốt hơn.